Nhưng nếu trồng Mai chỉ để trông cây mỗi một việc được thưởng thức hoa trong ba ngày Tết thì quả là chuyện không hấp dẫn được ai. Chẳng lẽ cả năm dài miệt mài chăm lo tưới bón, tỉa lá bắt sâu, để rồi chỉ chờ được ngắm hoa trong ba ngày Tết ngắn ngủi thì còn gì nản bằng!
Những ai trồng Mai và chơi Mai với ý muốn giản dị như thế thì xin lỗi, đó là người chưa biết cách chơi Mai.
Vấn đề này không phải nói cường điệu, ta cần phải "Ôn cố tri tân", nên tìm hiểu ngrười xưa chơi Mai như thế nào, quý cây mai ra sao... để theo đó mà tìm ra được một phong thái riêng cho cách chơi của mình, như vậy mới tăng thêm phần thú vị.
Do cây Mai có thân gỗ, sống lâu năm, nên ông cha ta trồng Mai làm cây kiểng. Đời ông Sơ, ông Cố trồng, nếu chăm sóc tốt, uốn tỉa khéo vẫn có thể dành lại cho cháu chắt năm sáu đời sau chơi tiếp. Những cây "lão Mai" đó chắc chắn là vô giá đối với người đời, có đem vàng ra đổi nào ai có chịu bán!
Đừng nói chi cây lão Mai hơn hai trăm tuổi thọ, mà chỉ những cây mới trồng được năm sáu chục năm thôi, với thế "Long thăng", "Hổ phục"... đã có cái giá khó với tới rồi; càng nhìn càng không chán mắt!
Đấy! Cây Mai vốn là giống cây tầm thường(gốc gác tại rừng), nếu là cây tơ vào vườn xin một đôi cây không ai tiếc, thế nhưng khi đã là cây kiểng, nhất là kiểng cổ thì cái giá lại vô ngần.
Khi đã là cây kiểng, hàng ngày người trồng Mai không còn lưu giữ cái ý nghĩa tệ bạc rẻ rúng với Mai, mà lúc nào cũng chăm lo tưới bón, tỉa lá bắt sâu tạo cho Mai có dáng, có hình, có thần, có sắc, hễ nhìn là... bắt mắt, là đủ mê say.
0 nhận xét: